Khủng khiếp nạn cưỡng hôn ở Pakistan
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
Bị đánh đập, lạm dụng và cưỡng bức… hàng loạt cô gái trẻ bị bắt ép kết hôn với những kẻ lạ mặt, sống một cuộc sống không khác gì địa ngục ở nước Anh.
Tags:
the-gioi
,
Thế giới
Với những người dân di cư thì Anh là một miền đất đầy hứa hẹn. Nhưng một thực trạng hiện nay rung hồi chuông cảnh báo về việc có rất nhiều thiếu nữ bị cưỡng bức, lạm dụng.
Hàng loạt những sự việc đã diễn ra trên đất nước này. Hôm qua DailyMail đã tiết lộ bí mật câu chuyện của một nô lệ đang làm việc tại một cửa hàng cà ri, hôm nay chúng tôi lại nhận được tin về sự khủng bố, ép buộc rất nhiều cô gái trẻ đến bờ biển nước Anh để kết hôn với đồng hương của mình.
Nhiều phụ nữ chuyển tới Anh với niềm tin rằng đó là “miền đất hứa” nhưng thực tế họ lại rơi vào tay của bọn khủng bố
Các cô dâu mới chỉ có một đặc quyền duy nhất là chuẩn bị tinh thần cho đám cưới của mình. Những cô gái bị dồn tới bờ biển, tháo chạy toán loạn như bầy cừu non đáng thương, và ở ngôi nhà đằng xa với không khí u ám, đen tối, xám xịt chính là "chuồng" của những chú "cừu non" ấy. Sự đổ vỡ, tồi tàn của "căn nhà" có lẽ đạt tới 200 năm tuổi.
Shaista là một ví dụ điển hình cho nạn cưỡng hôn này. Trong bộ trang phục truyền thống lộng lẫy và tinh xảo đến từng chi tiết từ khăn che đầu, vòng đeo cổ hay bộ váy tuyệt đẹp, cô gái này đang được sắp xếp ngồi chờ đến giờ lên xe hoa "địa ngục".
Chỉ ít lâu nữa, cô sẽ phải dời xa Punjab mãi mãi để bắt đầu một cuộc sống cực hình mới ở nội thành phía Đông Luân Đôn. Chưa bao giờ đi quá xa quê hương Punjab, chỉ một lần gặp mặt vào năm ngoái mà cô đã phải kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ với Shabaz.
Shaista tâm sự:“Cha và ông nội tôi là chỗ thân quen với cha và ông của Shabaz. Nhà của Shabaz kế bên làng tôi. Vào năm 2010, mẹ của anh ta đã gọi điện cho bố tôi đồng ý chấp nhận cuộc hôn nhân của tôi và con trai bà. Họ có phần quan tâm tôi hơn vì so với những cô gái khác trong làng, tôi có phần nổi trội hơn về học vấn".
Thực tế Shaista đã có một tấm bằng Cử nhân sinh học và là một bằng Thạc sỹ tâm lý học. Cha mẹ Shabaz đã tới nhà hỏi cưới cô và không cần hỏi ý kiến Shaista, bố mẹ cô đã nhanh chóng đồng ý liền. Vậy là cuộc hôn nhân đã chóng vánh diễn ra.
Đoạn hội thoại đầu tiền của cô dâu trẻ với chồng mình, đó là những lời tra vấn về trình độ của cô qua Skype
Năm 2011, cả hai bên thông gia đều có mặt tại lễ đính hôn, duy chỉ có chú rể lại đang ở Luân Đôn, không về được vì còn bận công việc. Thật trớ trêu cho Shaista, dường như anh ta không hề biết gì về đám cưới này. Shaista đã nói chuyện với anh ta trên Skype, anh ta tra vấn cô về trình độ học vấn và hỏi cô là cô gái như thế nào?
500 khách tham dự buổi lễ kết hôn không chú rể của cô bên bờ sông Ravi. Một tuần sau, Shabaz quay trở về Luân Đôn và ngay lập tức chuẩn bị mọi thủ tục cho cô xuất cảnh. Sau đó, hai người đã gặp nhau tại một quán café đèn mờ cạnh sân vận động Olympic. Cuối cùng thì cô cũng nhìn thấy “chồng” của mình, anh khá bảnh bao và lịch lãm dưới bộ đồng phục cảnh sát an ninh. Đây quả là một nơi lạ lẫm đối với Shaista.
Shaista là một ví dụ điển hình cho tình trạng cưỡng hôn của những người dân cổ hủ tại Pakistan. Tư tưởng “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” đẩy số phận của những cô gái trẻ vào một cuộc sống mờ mịt không tương lai. Họ có thể phải lấy bất cứ người đàn ông nào, dù là một gã chưa từng gặp mặt. Cuộc sống của họ không có quyền được tự lựa chọn, và tất nhiên kết quả có thể là một thảm họa.
Lễ thành hôn của Shaista đã được tổ chức cạnh dòng sông Ravi trước khi chồng cô trở về làm thủ tục di cư cho cô
Một trường hợp điển hình khác là cô gái trẻ Rani. Cô tâm sự: “Là một cô gái bình thường, tôi luôn mong ước trở thành một bác sỹ, nhưng bố mẹ lại không cho phép, họ chỉ muốn tôi học sách kinh Koran. Sau đó cha mẹ gửi tôi đến một ngôi trường Hồi Giáo khi tôi mới lên 10. Chính việc học ở nơi này đã đẩy tôi đến một cuộc hôn nhân địa ngục".
Năm Rani lên 18, một ngày nọ, cha mẹ cô đã dẫn cô đến chơi một gia đình mà họ nói là bạn cũ của họ ở Mỹ. Gia đình đó có mặt ở Pakistan với mục đích kiếm vợ cho con nhưng Rani không hề hay biết gì.
Ban đầu, họ hỏi cô cặn kẽ về gia đình cũng như cuộc sống hàng ngày của cô. Rani không nghĩ có một "âm mưu" đen tối đằng sau cuộc trò chuyện, chỉ khi bố mẹ và họ bàn tới lễ đính hôn của cô và cậu con trai vô danh kia thì cô mới vỡ lẽ, tất cả chỉ là sự sắp đặt.
Giải thích cho sự vắng mặt của con trai, “bố chồng tương lai” của cô nói, anh ta không biết tiếng Punjabi hay Urdu, hơn nữa anh ta đang bị dị ứng thời tiết nơi đây. Vậy là cô đã “phải” lên xe hoa ngay trong tuần đó.
Rani nói lần đầu tiên cô nhìn thấy chồng mình là vào năm 2011, đó cũng chính là ngày cưới của hai người. Nhưng sự việc cứ thế diễn ra nhanh chóng, cô gái đáng thương này còn không có chút nghi ngờ gì. Hiện tại, Rani đang phải sống một cuộc sống đen tối, hay nói đúng hơn là cuộc sống thảm họa. Từ bố chồng, đến mẹ chồng hay chính người chồng của cô cũng lãnh cảm, coi cô như một kẻ nô lệ, hành hạ thân xác cô mỗi ngày.
Một trong những người phụ nữ bị “làm nhục” bởi chính bố chồng của mình
Điều tồi tệ hơn nữa đó là bố chồng Rani cưỡng bức cô. Cô đã chia sẻ trong nước mắt: “Ông ta hỏi tôi về cuộc sống chăn gối và nhìn vào tôi với một ánh mắt như nhìn với con gái ông ta. Nhưng thật không ngờ, vào một ngày, khi tôi đang nằm bệt trên giường vì đã làm việc quá sức, ông ta tiến đến giường và bắt đầu sờ soạng ngực tôi. Ông ta hôn hít lên người tôi, thật là ghê tởm. Ông ta nói nếu con trai ông ta không có khả năng làm tôi có bầu thì ông ta sẽ làm thay”.
Sau khi bị cưỡng bức, cô đã chạy tới kể với chị dâu nhưng điều cô nhận lại được đó là một câu quát mắng: “Im miệng đi! Sẽ không có ai ở đây tin lời cô đâu”. Thế giới như đóng sập cánh cửa hi vọng trước mắt Rani. Mãi sau này cô mới phát hiện chồng của cô mắc căn bệnh tâm thần phân liệt, và cuộc hôn nhân này chỉ là một cái bẫy để giữ thể diện cho gia đình họ.
Rất nhiều cô gái trẻ từ nhiều vùng lân cận đã bị đưa tới Anh quan đường Grand Trunk- một con đường cao tốc ở miền Nam châu Á, nối Bangladesh và Afghanistan
Luật sư người Anh Kosar Hussain-Is’haq đã giúp đỡ rất nhiều phụ nữ có hoàn cảnh bất hạnh tương tự. Anh đã chia sẻ quan điểm của mình: “Thật đáng buồn khi tình trạng cưỡng hôn giữa đàn ông nước Anh và phụ nữ Pakistan vẫn còn tồn tại. Đây quả là một sự thật khủng khiếp. Tôi đang cố hết sức mình để kêu gọi các cấp chính quyền có những biện pháp cương quyết và thích hợp hơn để đối phó với nạn hôn nhân cổ hủ này. Cần kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ cũng như những kê khai, chứng mình của những người chồng tương lai trước khi họ xuất cảnh. Họ cần phải chứng minh được mình độc lập và có trách nhiệm trong hôn nhân. Chính phủ hai bên cần thắt chặt luật pháp hơn nữa để bảo vệ những người phụ nữ đáng thương ấy".
Thanh Trà
Nguồn: 24h
Chia sẻ:
Chia sẻ